Cây
chuối rẽ quạt còn
có tên gọi khác: cây chuối quạt, cây chuối cọ. Chuối rẻ quạt có tên khoa học:
Ravenala madagascariensis. Cây chuối rẻ quạt có thân hóa gỗ, cao 7-10m, lá bầu
dục xếp trật tự 2 bên thân như quạt giấy xòe ra. Cây chuối rẻ quạt có rất
nhiều giống loài khác nhau, thường được trồng trong chậu trang trí nội thất hoặc
trang trí công viên, nơi làm việc và đặc biệt là sân vườn biệt thự…
Cây chuối rẻ quạt đẹp |
Yêu cầu về đất trồng cay chuoi re quat:
Cần chọn những loại đất thoát nước tốt. Tuy nhiên, đối với
các loại đất sét, đất cát cay chuoi re quat vẫn sinh trưởng và phát triển được.
Muốn chuoi re quat sinh trưởng nhanh và phát triển tốt, bạn nên chọn nền đất
ẩm, thông thoáng, giàu chất hữu cơ và mùn.
Cây chuối kiểng |
Yêu cầu về độ ẩm khi trồng cay chuoi re quat:
Cây Chuối Rẻ Quạt là loại cây ưa ẩm. Vì thế bạn nên cần
cung cấp đủ lượng ẩm cho cây. Cây tuy ưa ẩm nhưng lại không chịu được ngập úng.
Nếu ở trong điều kiện đất ngập úng, lâu ngày cây sẽ dần kém sức sinh trưởng,
yếu dần, lụi tàn và sớm muộn cũng sẽ chết.
Yêu cầu về ánh sáng khi trồng cay chuoi
re quat:
Cay chuoi re quat không cần khoảng không gian quá rộng
lớn, nhưng cần được trồng ở nơi thông thoáng, có đủ ánh sáng, tránh trồng ở vị
trí quá nhiều bóng dâm, cây dễ bị cớm nắng, sinh bệnh. Hơn nữa, cây Chuối Rẻ
Quạt sẽ không ra hoa nếu thiếu ánh sáng.
Cây Chuối Rẻ Quạt có hình dáng giống như chiếc quạt vậy,
lá của cây cũng mỏng manh giống như các loại chuối thông thường, bởi vậy, muốn
trồng được một cây chuối đẹp, bạn cần lưu ý nhiều về hướng gió. Nếu bạn trồng 2
cây cùng vị trí bạn cần điều chỉnh cho cây cùng hướng về một phía để tránh gió
làm rách lá, ảnh hưởng tới vẻ đẹp của cay chuoi re quat.
Yêu cầu về phân bón khi trồng cay chuoi re quat:
Trước khi trồng chuoi re quat, bạn cần bón lót phân chuồng
hoai mục, phân vi sinh và phân lân NPK. Cây chuối rẽ quạt cần bổ sung dinh
dưỡng thường xuyên trong 1 – 2 tháng đầu đặc biệt là thời kỳ cây đang phát
triển. Sau đó cứ 2 tháng bón thúc cho cây một lần. Giai đoạn phát triển chính
là thời điểm cây hấp thu dinh dưỡng nhanh nhất. Bạn có thể sử dụng thêm đạm để
bón thúc cho cây trong thời kỳ phát triển.
Cây chuối cảnh |
Phương pháp nhân giống cay chuoi re quat:
Chuối
Rẻ Quạt được nhân giống bằng 2 phương pháp: Phương pháp tách chiết từ cây mẹ và
phương pháp trồng bằng hạt giống.
Cây chuối cảnh |
Cách chăm sóc cây Chuối Rẻ Quạt
Cây Chuối Rẻ Quạt rất ít khi gặp phải trường hợp sâu
bệnh. Nhưng bạn vẫn cần lưu ý tới một số bệnh điển hình thường gặp ở chuoi re
quat đó là:
* Bệnh nấm rỉ sắt:
- Loại bệnh này thường phát sinh từ tháng 10 đến tháng
12. Triệu chứng của bệnh là lá bị đốm vàng, sau đó lan rộng thành các đốm màu nâu,
mép lá có viền màu xanh vàng, đường kính từ 2 – 6mm. Trên mỗi đốm vàng sẽ xuất
hiện các bột màu vàng, ở phía dưới mặt sau của lá. Khi chuyển sang mùa đông,
những bột màu vàng sẽ chuyển dần sang màu nâu sẫm, được gọi là bào tử đông của
nấm rỉ sắt.
- Cách phòng bệnh: Nếu cây chưa mắc bệnh thì phòng
bệnh thường xuyên bằng cách phun thuốc, khử trùng cho cây con. Nếu cây của bạn
đã nhiễm bệnh thì dùng\ thuốc Zineb hoặc hợp chất lưu huỳnh và vôi để giảm bớt
nguồn bệnh. Vào mùa đông, những cây bị bệnh cần phải loại bỏ ngay lập tức và
đốt cháy hoàn toàn. Tránh để lây lan sang các cay chuoi re quat hoặc cây
cối xung quanh.
Cây chuối rẻ quạt |
* Bệnh đốm đen
- Loại bệnh này làm ảnh hưởng tới vẻ đẹp của lá. Khi bạn
thấy triệu chứng là những chấm vàng, lớn dần có hình bầu dục, đường kính từ 5 –
15mm, chuyển dần sang màu nâu hoặc đen. Trên mỗi đốm đều xuất hiện những bột
đen tại những vòng tròn đồng tâm thì chắc chắn rằng cây chuối rẻ quạt của bạn
đã nhiễm bệnh đốm đen.
- Cách phòng bệnh: Cần phun thuốc Topsin, Zineb theo định
kỳ với liều lượng 1 – 2%.
* Bệnh rệp sáp
- Triệu chứng xuất hiện là trên những phần lá non, rệp
sáp sẽ tập chung tại một vị trí và hút hết dinh dưỡng của cây. Khiến cho cây
khô héo và lụi tàn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét